Ngộ độc do thực phẩm bị biến chất, ôi thiu

Một số thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm không do vi khuẩn mà do bản thân thực phẩm có chứa chất độc tố, bị biến chất, và có nhiễm các chất hóa học. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều vụ ngộ độc chết người xảy ra trong thời gian qua.

 

 

Ngộ độc do thực phẩm bị biến chất, ôi thiu

 

Những thực phẩm giàu protein (như thịt, cá), thực phẩm chế biến với dầu mỡ (như các món thịt, cá xào, rán...) là những thực phẩm dễ gây ngộ độc do biến chất. Đây là sự biến chất của các axit amin, quá trình thủy phân và ôxy hóa chất béo tạo nên chất gây độc cho cơ thể. Khi bị nhiễm độc loại thực phẩm này, thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ khoảng từ 30 phút đến 3 giờ sau ăn với biểu hiện chủ yếu là đau bụng, buồn nôn, ngứa cổ họng, đau đầu, choáng váng, nổi mề đay có thể dẫn đến co giật...

 

Dưa muối cũng có thể gây ngộ độc. Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ... có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài  hoặc muối trong một thời gian quá ngắn chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều. Nitrite gây nhão cơ hàm, trơn huyết mạch dẫn đến tụt huyết áp. Bệnh nhân bị ngộ độc phát bệnh sau khi ăn từ nửa giờ đến 3 giờ, có người nhanh thì chỉ 10 đến 15 phút. Người bệnh thấy chóng mặt, váng đầu, mệt mỏi, buồn bực, ợ chua, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, móng tay và da toàn thân thâm tím, thậm chí suy hô hấp, hôn mê nếu ngộ độc nặng.

 

Khi có các biểu hiện trên, nếu ngộ độc nhẹ, cho người bệnh nôn thức ăn ra rồi uống nhiều nước cũng có thể trở lại bình thường. Nhưng nếu bị nặng cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được rửa ruột, tiếp nước và điều trị kịp thời.

 

Ngộ độc thực phẩm do bản thân thực phẩm có chất độc như cóc, cá nóc, nhuyễn thể biển, nấm, khoai tây mọc mầm, sắn...

 

Ngộ độc cóc: Trong gan, trứng cóc có chứa chất độc bufotoxin phrynin và phrynolysin. Nhựa độc của cóc còn có ở tuyến nọc sau hai mắt và tuyến bụng. Quá trình chế biến thịt cóc, nếu không cẩn thận,  các chất độc này dính vào thịt, khi người ăn phải  sẽ bị ngộ độc, có khi dẫn đến tử vong.

 

Ngộ độc cá nóc: Cá nóc có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, nhưng lại có chất độc cực mạnh. Khi bị ngộ độc cá nóc, triệu chứng đầu tiên là đầu ngón tay, chân tê liệt, môi, lưỡi tê dại, vị giác và thính giác trì trệ, chậm chạp, cơ bắp yếu ớt, sau đó lan tới tay chân rã rời, cơ thể lắc lư, đứng ngồi đều không vững, đi lại khó khăn, thậm chí toàn thân tê liệt, nuốt khó khăn, nói không rõ, nhãn cầu lờ đờ, phản ứng chậm chạp với ánh sáng. Từ chỗ buồn bực, khó thở phát triển rất nhanh đến tình trạng tê liệt cơ hô hấp, suy hệ tuần hoàn, bị sốc. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Tỷ lệ chết bởi căn bệnh này là khoảng 50%, thường chết sau khi phát bệnh 4 đến 6 giờ. Nếu như tồn tại được quá 8 giờ thì tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ tăng cao. Hiện nay thuốc Cysteine là thuốc điều trị ngộ độc cá nóc có hiệu quả. Cần sớm tiêm Cysteine từ từ vào tĩnh mạch, mỗi ngày tiêm 2 lần, dùng liên tục trong 5 đến 7 ngày, cho đến khi có chuyển biến tốt.

 

Theo Hà Nội mới

 

 

 

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy