38/ Đề cương tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

(nhấn tải về đề cương)

Đề cương

Tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp

nhiệm kỳ 2016 - 2021

 

(Kèm theo kế hoạch số      /KH-TĐH, ngày    tháng 3 năm 2016)

 

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật 22 tháng 5 năm 2016; đây là lần đầu tiên được tiến hành theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân năm 2015 có hiệu lực.

 

Mục đích của cuộc bầu cử lần này nhằm để cử tri lựa chọn được những người có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước; đại diện cho nhân dân tại Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; bầu ra các đại diện cho nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố; cấp quận, huyện; cấp xã, thị trấn - là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương của nhiệm kỳ 2016 - 2021.

 

Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa quan trọng, diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc rất tốt đẹp; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra.

 

Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 

Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2016.

 

1. Về nguyên tắc bầu cử :Được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 

2. Tuổi bầu cử: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử (gọi tắt là cử tri).

 

3. Tuổi ứng cử: Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

 

4. Về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội:

 

a) Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân.

 

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

 

c) Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

 

d) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

 

e) Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

 

5. Về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân:

 

a) Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

 

c) Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

 

d) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

 

6. Đối với cử tri:

 

- Được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú; nếu đã ghi tên trong danh sách cử tri tại Nhà trường thì không ghi tên ở nơi tạm trú hoặc thường trú. Cụ thể:

 

+ Đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên, chiến sỹ, lao động hợp đồng, và học viên quân sự của Nhà trường ở phía Bắc  thì lập danh dách cử tri của Nhà trường và bỏ phiếu ở khu vực bầu cử tại Trường Tiểu học Nam Thành Công, Số 75, đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

 

+ Đối với sinh viên hệ dân sự thì đăng ký ghi tên vào danh sách cử tri và bỏ phiếu tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

 

Riêng Cơ sở 2 và Nhà hát Quân đội Phía Nam thì lập danh sách cử tri và liên hệ với Văn phòng TCCT tham gia bỏ phiếu tại Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.

 

- Được phát thẻ cử tri. Trừ các trường hợp sau: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri

 

- Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.

 

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

 

- Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú, đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên của cử tri cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.

 

7. Về nguyên tắc bỏ phiếu :

 

- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

 

- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

 

- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

 

- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

 

- Cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

 

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

 

- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

 

- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

 

- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

 

8. Về phiếu bầu không hợp lệ :

 

- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;

 

- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;

 

- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

 

- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

 

- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

 

9. Thời gian bầu cử: Từ  7h00 đến 19h00 (Chủ nhật), ngày 22/5/2016.

 

(Tất cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên, chiến sỹ, lao động hợp đồng, và học viên quân sự của Nhà trường có tại địa điểm bỏ phiếu lúc 06h45 ngày 22/5/2016)

 

10. Địa điểm bỏ phiếu bầu cử:

 

- Khu vực phía Bắc tại Trường Tiểu học Nam Thành Công, Số 75, đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

 

- Cơ sở 2 và Nhà hát Quân đội Phía Nam tại Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy