1/ Giới thiệu công tác tài chính Công đoàn.

 

 

GIỚI THIỆU CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

 

Công tác tài chính:


Công đoàn thực hiện quyền tự chủ và tự quản về tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.


1. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hàng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương hoặc tiền công (theo hướng dẫn số 826 ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Tổng LĐLĐ Việt Nam).

b. Kinh phí công đoàn trích nộp theo tỷ lệ phần trăm (%) quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho CNVC-LĐ của các doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị. Tỷ lệ trích do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quy định (áp dụng theo Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 08 thang 12 năm 2004).

c. Các khoản thu khác: thu từ các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ do công đoàn tổ chức, các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài.

2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:

a. Chi trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn (áp dụng theo Quyết định số 1439/QĐ-LĐLĐ ngày 14 tháng 12 năm 2011).

b. Chi cho các hoạt động của công đoàn.

c. Chi thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên và làm công tác xã hội do Công đoàn tổ chức.

d. Chi khen thưởng cho các tập thể, cán bộ, đoàn viên và những người có công xây dựng tổ chức Công đoàn.

Quản lý tài chính công đoàn:


Thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai. Các cấp công đoàn có nhiệm vụ quản lý tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hàng năm ban chấp hành công đoàn thông qua dự toán và quyết toán ngân sách của cấp mình.


Những tài sản do nguồn vốn của công đoàn, tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn là tài sản thuộc sở hữu công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ sở hữu mọi tài sản của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản và chịu trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các tài sản đó.


Ban Tài chính Liên đoàn lao động quận:


Tham mưu giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ quận trong việc quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thực hiện các quy định về thu, phân phối, sử dụng, quản lý ngân sách Công đoàn các cấp.


Hướng dẫn các CĐCS thực hiện dự toán ngân sách hàng năm, quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn; xét duyệt và tổng hợp dự toán hàng năm.


Đôn đốc CĐCS thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn, đoàn phí Công đoàn và báo cáo quyết toán kịp thời về LĐLĐ quận, đảm bảo đạt tỷ lệ quy định.


Tham mưu Ban Thường vụ lập dự trù kinh phí hoạt động của các chuyên đề theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan.


Thực hiện và hướng dẫn CĐCS thực hiện công tác tài chính theo quy định, hướng dẫn của Ban Tài chính LĐLĐ Thành phố.

CÁC ĐƠN VỊ LIÊN KẾT

may rang ca phe ca phe sach ca phe nguyen chat may photocopy thue may photocopy